Năm 1983 tiến sỹ Howard Gardner đã đưa ra cái nhìn mới về trí thông minh. Theo thuyết ĐA THÔNG MINH, thì ngoài trí thông minh logic toán học và thông minh ngôn ngữ thì còn có 6 loại hình trí thông minh khác nữa là:
- Thông minh giao tiếp – xã hội
- Thông minh âm nhạc – nhịp điệu
- Thông minh nội tâm – hướng nội
- Thông minh hình ảnh không gian
- Thông minh thể chất vận động
- Thông minh logic toán học
- Thông minh thiên nhiên
- Thông minh ngôn ngữ ngôn từ
Khuôn khổ bài viết này Hoài Nam xin chia sẻ với bạn về trí thông minh hình ảnh không gian
Người có trí thông minh hình ảnh không gian là mẫu người này có khả năng tư duy thị giác – không gian tốt, thường là các thuỷ thủ, phi công tìm ra hướng đi trong không gian rộng lớn, những người chơi cờ và nhà điêu khắc.
Trí thông minh thị giác, không gian là khả năng đánh giá, nhận định về những hình ảnh, vật thể. Cụ thể là người này có khả năng hình dung, liên tưởng cũng như tạo hình với các đồ vật tốt. Đây cũng là người có trí nhớ về đồ vật tốt, có khả năng quan sát tốt.
Trí tuệ loại này liên quan tới khả năng đưa ra những nhận định về hình ảnh và không gian. Những người có trí tuệ hình ảnh/không gian thường rất giỏi tưởng tượng các hình ảnh trong đầu. Họ có trí nhớ tuyệt vời về các hình ảnh và có khuynh hướng nghệ thuật. Những người có trí thông minh hình ảnh/không gian cũng có khả năng phán đoán phương hướng rất chính xác và có sự phối hợp tốt giữa tay và mắt.
Bao gồm khả năng:
1) Xử lý không gian 3 chiều trong thực tế;
2) Quan sát trực quan, xử lý bố cục, hình ảnh.
Các đặc điểm khác của trí tuệ hình ảnh/không gian:
1) Khả năng tưởng tượng những hình ảnh phức tạp;
2) Giỏi sử dụng các biểu đồ tư duy;
3) Sắp xếp không gian, bố cục và phong cảnh;
4) Thích các công việc liên quan đến thiết kế và trang trí;
5) Nhớ địa điểm bằng mô tả hoặc hình ảnh, giỏi đọc bản đồ.
Ngành nghề phù hợp: Trang trí nội thất, thiết kế nội thất, thiết kế đồ hoạ, thư pháp, chuyên viên vẽ bản đồ, nhiếp ảnh gia, kiến trúc sư, nhà phi công, bác sĩ phẫu thuật, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, đầu bếp, bếp trưởng (nhờ khả năng bày biện đồ ăn), thợ dệt, thêu thùa, thiết kế sân khấu, nhà điêu khắc, nhà thiết kế phim ảnh, người quay phim ảnh, người vẽ tranh minh hoạ sách báo, hướng dẫn viên du lịch, nhà thiết kế thời trang và trang sức.
Nhân vật điển hình: Walter Disney, Stephen Spiealberg, Grank Lloyd Wright, Leonardo Da Vinci, Pablo Picasso.
Khuyến nghị giáo dục:
1) Chơi xếp tranh ghép, lắp ráp mô hình, rubic, mê cung, trò chơi hình ảnh;
2) Học một khoá nhiếp ảnh, dùng camera để quay lại các khoảnh khắc thú vị;
3) Sắm các phần mềm đồ hoạ để sáng tác hay thiết kế, vẽ tranh trên vi tính;
4) Sắm một máy quay phim để phát huy khả năng sáng tạo;
5) Khi xem phim, hãy chú ý đến các yếu tố: ánh sáng, góc độ quay, màu sắc;
6) Trang trí nội thất trong nhà, làm đẹp phong cảnh ngoài trời;
7) Sưu tầm tranh ảnh, hình vẽ đẹp từ các trang tạp chí, sách báo;
8) Rèn luyện thêm thêm môn toán hình học và các kỹ năng vượt khó;
9) Tham gia các lớp năng khiếu như hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, quay phim, thiết kế đồ hoạ;
10) Học cách sử dụng và diễn giải các loại biểu đồ như biểu đồ quá trình (flow chart), quy trình quyết định, hay các cách trình bày ý tưởng bằng hình ảnh;
11) Vận dụng óc sáng tạo và tưởng tượng ra hình ảnh qua những đám mây hay bất kỳ hiện tượng thiên nhiên và nhân tạo nào khác;
12) Tự phát triển hệ thống ký hiệu hình ảnh riêng để ghi chép và ghi nhớ (mũi tên, vòng tròn, ngôi sao, ký hiệu màu sắc hay bất kỳ dạng thức hình ảnh nào khác);
13) Học cách xem bản đồ thành phố nơi mình ở, thiết kế mặt sàn ngôi nhà của mình hay các loại bản vẽ khác;
14) Học một loại ngôn ngữ tượng hình như tiếng Hoa, Nhật, Hàn Quốc;
15) Khuyến khích trẻ sử dụng hình ảnh và đồ hoạ để thể hiện suy nghĩ và ý tưởng của bản thân.
KHUYẾN NGHỊ CHO TRẺ
1) Giỏi môn hình học hơn đại số, chơi các trò chơi ô chữ, xếp hình, lắp ráp.
2) Học sử dụng bản đồ, hình ảnh kí hiệu.
3) Tự trang trí phòng ngủ của mình.
4) Chơi các trò chơi nhanh tay lẹ mắt.
5) Sử dụng hình vẽ kết hợp khi diễn đạt, trình bày ý kiến.
6) Trẻ có thể học tập thông qua thị giác, hình ảnh
7) Thích tạo hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác
8) Có năng khiếu nghệ thuật
9) Rất nhạy cảm với chất liệu, màu sắc, hình khối.
ĐỐI VỚI TRẺ SƠ SINH
Bé sơ sinh thích nhìn hình có họa tiết mang màu sắc tương phản đặt cạnh nhau (ví dụ: quả bóng có sọc đen trắng); hình có nội dung phong phú, phức tạp (ví dụ: gương mặt người xung quanh) và bé đặc biệt thích màu đỏ.
Bé có thể nhìn được người hoặc đồ vật ở cách mắt khoảng 20 cm, ở quá gần hay quá xa mắt, bé đều không nhìn thấy rõ. Bên cạnh đó, bé sơ sinh còn có khả năng ghi nhớ đồ vật mình đã nhìn thấy, vì thế bạn cần liên tục “đổi mới” đồ vật trước mắt bé để duy trì “hứng thú” nhìn của bé nhằm kích thích thị giác phát triển.
Cho trẻ học flashcard để tăng khả năng tập trung, chú ý.
ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ
Hướng dẫn trẻ tập quan sát các hiện tượng xung quanh từ những sự vật đơn giản như những bông hoa mọc sau vườn khi bạn đi dạo cùng chúng hay những đồ chơi khi thả trong bồn tắm sẽ nổi hay chìm.
Hãy khuyến khích trẻ sử dụng hết các giác quan khi quan sát sự vật cũng như đứng từ nhiều góc độ khác nhau, khoảng cách để quan sát chúng. Sau đó, bạn hãy đưa ra những câu hỏi: Con thấy nó màu gì, nó đang làm gì?
Thường xuyên chơi các trò chơi tìm đường qua ma trận, tìm đường trên bản đồ…hỏi trẻ đường đi về nhà mình rẽ lối nào mỗi khi qua ngã ba, ngã tư. Chơi cờ carô , phát hiện những chi tiết khác nhau giữa 2 bức tranh , đọc hiểu các ký hiệu trên sơ đồ