Home / TIN TỨC / Thấu hiểu giải thuật phân phối của FACEBOOK trước khi làm Facebook Marketing

Thấu hiểu giải thuật phân phối của FACEBOOK trước khi làm Facebook Marketing

THẤU HIỂU GIẢI THUẬT PHÂN PHỐI CỦA FACEBOOK TRƯỚC KHI LÀM FACEBOOK MARKETING

Đọc xong phần này bạn có thể trả lời các câu hỏi sau đây

Phần I:

1.Tại sao gần đây tôi vào Facebook nhiều hơn ?

Tại sao tôi nghiện FB hơn so với thời gian trước?

Sáng sớm chưa đánh răng rửa mặt là tôi đã lướt FB rồi?

2. Tại sao tôi không thấy status của một số bạn bè trong bảng tin của tôi? Cũng như không thấy hết tất cả status của bạn bè thân thiết?

Phần II- liên quan đến FACEBOOK ADS

3. Tại sao quảng cáo của tôi chỉ chạy hiệu quả trong một khoảng thời gian đầu, sau đó thì lại “im re như không còn chạy”?
4. Tại sao quảng cáo của tôi đang hiệu quả thì sau khi tăng ngân sách thì nó không còn hiệu quả nữa?
5. Tại sao quảng cáo của tôi không tiếp cận hết số đối tượng tiềm năng mà FB đã ghi ra, mà chỉ tiếp cận một ít trong số đó rồi lặp lại nhiều lần hơn nếu tôi tiếp tục chạy, thay vì tiếp cận đối tượng khác?

Có lẽ khi tôi hỏi câu 1 “ Tại sao gần đây tôi vào Facebook nhiều lần hơn và cũng dành thời gian nhiều hơn so với thời gian trước? thì bạn mới chợt nhận ra mình đã nghiện Facebook nhiều hơn so với 1 năm trước, 2 năm trước. Sáng sớm mới mở mắt thức dậy đã cầm điện thoại lướt Facebook, Giờ nghỉ trưa tranh thủ lướt Facebook, thậm chí đi toilet cũng lướt Facebook. Vì sao?

Để thu hút người dùng ở lại lâu hơn thì Facebook luôn cải tiến giải thuật để phân phối nội dung thú vị hơn đến với người dùng, hạn chế xuất hiện nội dung gây khó chịu/ hoặc ko thú vị. Facebook làm điều này bằng cách nào ?

Nó đo đạc dựa trên hành vi của bạn. Nếu một nội dung thú vị thì sẽ có nhiều người like và comment hơn. Nếu 2 nội dung đều tiếp cận 100 người, nhưng nội dung 1 đạt được 20 like, 2 comment còn nội dung 2 chỉ có 10 like và không comment nào.

Thì nội dung 1 sẽ được Facebook hiểu là hấp dẫn hơn, nội dung đó sẽ được ưu tiên phân phối đến người khác, còn nội dung 2 không thú vị thì sẽ tắt dần. Như vậy dẫn đến kết quả là nội dung thú vị sẽ được phân phối và xuất hiện trước người dùng Facebook, nội dung không thú vị sẽ bị tắt.

Mỗi ngày bạn vào Facebook nhìn thấy nội dung thú vị nhiều hơn, do đó bạn từ từ nghiện Facebook nhiều hơn là điều dễ hiểu. Đây là trả lời cho câu số 1

Và vì mỗi cá nhân có sở thích, hành vi riêng nên một nội dung có thể thú vị với người này nhưng lại không thú vị với người khác, do đó Facebook cũng lưu ý vấn đề phân phối đúng nội dung đến với đúng đối tượng hơn. Vì phải chọn lọn nội dung để phân phối nên bạn không nhìn thấy tất cả các nội dung của bạn bè mình, bạn chỉ nhìn thấy nội dung mà Facebook nghĩ rằng bạn có thể thích nó. Bạn có thể vào Facebook cá nhân của bạn bè để kiểm tra có thể thấy khá nhiều status của họ bạn chưa nhìn thấy trên bảng tin.

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi số 2 rồi phải không nào?

Hãy tưởng tượng nếu mỗi người đều nghiện Facebook nhiều hơn, dành thời gian cho Facebook nhiều hơn thì Facebook sẽ vẫn là mạng xã hội giữ vị trí số 1 độc tôn. Đó là ích lợi của giải thuật này và là insight của Mark

Trả lời cho câu hỏi số 3, liên quan đến phần quảng cáo 

Tại sao quảng cáo của tôi chỉ chạy hiệu quả trong một khoảng thời gian đầu, sau đó thì lại “im re như không còn chạy”?

Tôi đã thống kê các chiến dịch đã chạy thì thấy rằng: với ngân sách nhỏ khoảng 100.000đ/ ngày, rất nhiều quảng cáo chỉ có số người tiếp cận tôi đa nằm trong khoảng 20.000 đến 60.000 người, dù cho số lượng đối tượng tiềm năng là 100.000 hay 9.000.000 người.

Dĩ nhiên khi bạn chạy với ngân sách hàng ngày lớn thì số người tiếp cận tối đa cũng sẽ lớn dần hơn. 
Khi quảng cáo đã tiếp cận đến ngưỡng trên thì có chạy tiếp nó cũng không tiếp cận thêm nhiều người mới, mà chỉ xuất hiện lặp lại cho người cũ. Dẫn đến quảng cáo của bạn bắt đầu im re sau một thời gian hiệu quả. Vì những người nhìn thấy đã thấy nó rất nhiều lần rồi, ai mua thì đã mua rồi, ai không mua thì cũng có lí do của họ nên nó không làm cho bạn tăng đơn hàng nữa. Tôi đã trả lời cho câu hỏi số 3.

Thỉnh thoảng cũng có vài trường hợp đặc biệt: có số người tiếp cận tối đa lên tới 140.000 người dù ngân sách hàng ngày cũng chỉ khoảng 100.000đ. Những nhóm quảng cáo này có điểm chung là hiệu quả rất cao so với quảng cáo còn lại, có các chỉ số chi phí 1 comment, chi phí 1 tương tác rất ư là đẹp, rất là thấp. Điều đó có nghĩa là để tiếp cận nhiều người hơn với ngân sách hàng ngày nhỏ, thì bạn phải làm được một quảng cáo rất hấp dẫn, rất thú vị để nó cho nhiều tương tác like, comment, nếu không thì nó chỉ tiếp cận giới hạn một số lượng đối tượng nào đó thôi, rồi sẽ lặp lại chứ không tiếp cận người mới.

Dấu hiệu để nhận biết quảng cáo của bạn không tiếp cận đối tượng mới nữa là gì?
Đó là tần suất – tên tiếng Anh là frequency. Tần suất được hiểu là số lần trung bình mà một người nhìn thấy quảng cáo. Nếu tần suất bằng 2 nghĩa là trung bình họ đã nhìn thấy 2 lần, nghĩa là quảng cáo đã bắt đầu lặp lại rồi.

Thường đa phần các quảng cáo sẽ giảm dần hiệu quả khi tần suất bắt đầu tăng lên gần bằng 2, trong một số trường hợp đặc biệt thì nó vẫn hiệu quả khi tần suất bằng 2, có khi lên 3 nó bắt đầu giảm hiệu quả. Nhưng trường hợp như vậy rất hiếm. Vì vậy tần suất bằng 2 chính là cái mốc bạn cần quan tâm khi chạy quảng cáo Facebook.

Câu hỏi số 4 – vậy tại sao sau khi tăng ngân sách lên quảng cáo không còn hiệu quả như lúc đầu?
Ứng với mỗi ngân sách hàng ngày FB sẽ phân phối quảng cáo đến 1 số lượng đối tượng cho bạn. Ngân sách càng lớn thì FB càng phân phối quảng cáo đến nhiều đối tượng hơn, điều này gây nên cho FB áp lực phân phối.

Giả sử đối tượng tiềm năng có 100 người, bạn chạy ngân sách thấp nên FB chỉ cần tìm cho bạn 2 người tốt nhất trong 100 người, có thể 2 người này sẽ mua hàng luôn nên bạn sẽ được 2 khách hàng tốt nhất. Tỉ lệ mua hàng (số đơn hàng/ số người tiếp cận) hoặc tỉ lệ comment(số comment/số người tiếp cận) đạt 100%.

Nhưng nếu bạn tăng ngân sách để FB phải tìm cho bạn 20 người tốt nhất trong 100 người thì rõ ràng 20 người này không thể chất bằng 2 người ban đầu, 20 người thấy quảng cáo nhưng có thể chỉ 10 người hoặc ít hơn mua hàng, Tỉ lệ mua hàng hoặc tỉ comment tất nhiên sẽ giảm đi, có thể chỉ đạt 50%. Về mặt chi phí: do phải đấu giá và cần thắng được hơn 20 cuộc đấu giá để quảng cáo hiển thị, nên chi phí hiển thị/ chi phí tương tác cũng sẽ tăng lên

Trả lời cho câu hỏi số 5 – Tại sao quảng cáo của tôi không tiếp cận hết số đối tượng tiềm năng mà FB đã ghi ra, mà chỉ tiếp cận một ít trong số đó rồi lặp lại nhiều lần hơn nếu tôi tiếp tục chạy, thay vì tiếp cận đối tượng khác?
Điều này là quan điểm cá nhân. Tôi trình bày dựa theo những cái tôi suy luận. 
Như bạn thấy ở phần 1, phân phối nội dung thú vị đến người dùng sẽ giúp FB giữ vững vị trí độc tôn của mình. FB có người dùng, và người quảng cáo. Với giải thuật phân phối của nó, FB sẽ là số 1 trong mắt người dùng. Còn người quảng cáo thì sao? Người quảng cáo là người trả tiền cho FB, là khách hàng của FB.

Hãy tưởng tượng bạn có doanh thu 100 triệu đô mỗi tháng, bạn muốn trường hợp nào sau đây:
Trường hợp 1: Doanh thu từ 100 khách hàng, Trung bình mỗi khách hàng 1 triệu
Trường hợp 2: Doanh từ 1 khách hàng lớn 80 tr, và 20 khách còn lại mỗi khách doanh thu khoảng 1 triệu.

Ở trường hợp thứ 2, khách hàng lớn là người trả cho bạn 80 triệu, có một quyền lực rất lớn. Nếu người đó ngưng quảng cáo cho FB ( FB lỡ khóa TK của họ chẳng hạn) thì FB giảm 80% doanh thu. Vì vậy FB sẽ bị phụ thuộc lớn vào người này, người này trở nên có quyền lực với chính sách của FB.

Trong khi đó ở trường hợp 1, nếu một người ko chạy ads nữa, doanh thu cũng chỉ giảm 1% và ko ảnh hưởng gì. Dẫn đến các khách hàng đều phải tuân thủ quy định của FB, FB vẫn là bá chủ, quyền lực vô địch đối với khách hàng.

Như vậy để làm đc điều này FB sẽ bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ có đất để phát triển. Một cách là ko để cho bất cứ ai tiếp cận hết khách hàng tiềm năng, dù họ có bao nhiêu tiền đi nữa.

Hãy tưởng tượng một sản phẩm/ dịch vụ gần giống nhau nhưng một thương hiệu lớn tiếp cận hết các đối tượng tiềm năng, thì DN nhỏ sao có thể cạnh tranh đc. Chỉ dùng tiền thôi thì trong thời gian ngắn thương hiệu lớn đã tiếp cận và bán gần hết cho các KH. DN nhỏ sao có thể sống đc.

Như vậy để bảo vệ DN nhỏ thì FB sẽ khoanh vùng khách hàng cho một nhóm quảng cáo, không để bất cứ nhóm quảng cáo nào có thể tiếp cận hết đối tượng tiềm năng. Chứng minh cho điều này là bạn thấy có rất nhiều người kinh doanh nhỏ phất lên nhờ FB. Nếu bạn là người kinh doanh nhỏ, là DN nhỏ thì hãy cám ơn Mark vì điều này!

Điều giải thích cho câu hỏi số 5 này chỉ là ý kiến cá nhân, bạn không nên tin hoàn toàn, hãy tìm dữ liệu để kiểm chứng.

Chúc bạn có những tư duy chiến lược đúng đắn và đầu tư hiệu quả

Facebook Comments