Home / CHIA SẺ / Khám phá 8 bí quyết giúp người Nhật luôn giàu có và thành công

Khám phá 8 bí quyết giúp người Nhật luôn giàu có và thành công

Điều gì tạo nên sự thành công của cường quốc Nhật Bản? Hãy cùng Hoài Nam khám phá 10 bí quyết giúp người Nhật  luôn giàu có và thành công

1. TRUNG THỰC

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
=> Nhờ con người luôn có tính trung thực, chủ động-tự giác trong mọi việc nên họ tiết kiệm rất nhiều chi phí kinh doanh. Nhờ đó giá dịch vụ của họ cũng thấp hơn hẳn so với hình thức kinh doanh đó ở các nước.


2. “NHÂN BẢN” RỘNG LƯỢNG

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Nhờ đức tính này mà tài nguyên của họ cứ thế được bảo tồn hoàn hảo, không cần phí phạm quá nhiều tiền của vào đóng quỹ, thuế để chăm sóc, bảo vệ như ở VN mình.

3. CÔNG BẰNG

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
=> VN mình thì cứ hễ lấy chồng xong là toàn hy sinh ở nhà không làm lụng gì nữa cả. Từ đó mà thu nhập chỉ có từ 1 phía của chồng, kết quả 1 người làm mấy người ăn thì sao có dư. Còn ở Nhật thì khác,kể cả ở nhà nội trợ cũng có lương, đỡ đi phần nào chi phí phụ với chồng.

4. BÌNH ĐẲNG


Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Sở dĩ không có ai nghèo không phải vì ai lương cũng cao, mà là vì họ tôn trọng nhau, không coi ai là người nghèo cả. Khác hẳn VN, luôn có sự phân biệt rạch ròi.

5. KHÔNG NÓI ” KHÔNG” DÙ KHÔNG THÍCH

Chúng ta thường từ chối thẳng thừng những điều bản thân không thích, điều đó sẽ dễ làm phật lòng đối phương. Người Nhật không làm vậy, cho dù không thích họ sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, không đi thẳng vào vấn đề. Nếu không thể nói nhẹ nhàng, bóng gió họ sẽ nói rõ ràng hơn nhưng rất thận trọng để không làm đối phương phật ý. Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và chứng tỏ rằng họ đã lắng nghe người khác rất cẩn thận trước khi quyết định nói ra.

6. LUÔN ĐÚNG GIỜ

Trong các cuộc hẹn, người Nhật thường đến sớm vài phút vì không muốn để người khác phải chờ mình. Việc đến sớm hay đúng giờ thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác, bạn bè. Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng đến muộn một chút cũng không sao, điều đó thậm chí còn làm tăng giá trị bản thân thì thật sự sai lầm. Hãy đặt bản thân vào vị trí người đối diện: Bạn có thật sự thoải mái khi phải chờ người khác hay không?

7. LUÔN GIỮ “ẤM” CÁC MỐI QUAN HỆ

Chúng ta thường chỉ liên lạc với nhau khi có việc cần nhờ giúp đỡ, còn những lúc bình thường thì không hề quan tâm đến những mối quan hệ vì cho rằng điều đó không cần thiết. Người Nhật hoàn toàn ngược lại, họ coi trọng những mối quan hệ vì vậy họ luôn biết cách giữ “ấm” bằng cách thường xuyên gọi điện thoại, gửi thư, fax, email, hẹn gặp trực tiếp nếu có thời gian… Việc làm này được xem là biểu hiện của sự tôn trọng. Vì vậy, hãy học cách của người Nhật, đừng bỏ quên các mối quan hệ quá lâu, sẽ có một ngày chúng ta cần tới sự giúp đỡ của họ.

8. LUÔN LÀ ” CHÚNG TÔI” THAY VÌ “TÔI”

Người Nhật luôn tôn trọng những quyết định của nhóm, họ không bao giờ áp đặt suy nghĩ cá nhân vào trong công việc. Đây là một cách làm việc khoa học và mang đến thành công cho họ.
Đối với chúng ta cũng vậy, hãy luôn đặt lợi ích của nhóm lên trên hết nếu muốn doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển. Bởi khi quá chú tâm đến lợi ích cá nhân chắc chắn bạn sẽ phải luôn nghĩ cách làm thế nào để khẳng định mình, khi đó vô tình quên đi lợi ích chung của tập thể. Không phải sống vì tập thể nghĩa là quên đi cá nhân mình, phải biết cách tạo sự hài hoà giữa hai mối quan hệ này.
,………..  VÀ NHIỀU ĐIỀU THÚ VỊ NỮA.
Nếu không là quốc gia thiên tai. Họ sẽ giàu đến mức nào nhỉ??????????

Facebook Comments