Trẻ biếng ăn đã trở thành cơn ác mộng của rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ. Theo thống kê thì cứ 10 trẻ thì có tới 7 trẻ là rơi vào tình trạng “kén cá chọn canh”. Và tình trạng biếng ăn ở trẻ luôn nóng hổi trên các diễn đàn như làm cha mẹ, webtretho,…Liệu con bạn có đang bị biếng ăn? Hãy xem một số dấu hiệu cảnh báo sau:
MỤC LỤC
Trẻ ít thèm ăn
Trẻ lanh lợi, năng động và táy máy nhưng ít khi biểu lộ đói hoặc quan tâm đến việc ăn uống. Trẻ quan tram nhiều đến việc đi chơi và giao tiếp với mọi người hơn việc ăn. Trẻ có thể chỉ ăn một vài miếng và ngừng ăn, dễ lơ đãng việc ăn và có thể khó giữ yên tại bàn hoặc trên ghế cao trong khi ăn.
Trẻ ác cảm với thức ăn
Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, thành phần thức ăn hoặc hình thức bên ngoài của thức ăn. Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn loại thực phẩm trẻ có ác cảm. Thường xuyên xuất hiện cảm giác khổ sở chẳng hạn như trở nên khó chịu khi nghe tiếng ồn hoặc có cảm giác như có cát và cỏ ở dưới chân.
Trẻ thờ ơ với chuyện ăn
Trẻ biểu hiện lo sợ về viễn cảnh được cho ăn: Có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc bình sữa, hoặc chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người lại hoặc từ chối mở miệng ra. Có thể xảy ra ở trẻ đã từng trải qua một sự cố đáng sợ khi được cho ăn ví dụ như bị sặc, bị nghẹn không thở được.
Trẻ không cảm thấy ngon miệng
Sự ngon miệng của trẻ thể hiện rất hạn chế nhưng lại thích hợp cho phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đôi khi, sự lo lắng quá đáng của cha mẹ dẫn đến sử dụng các phương pháp cho ăn ép buộc có thể ảnh hưởng bất lợi tới sở thích ăn uống của trẻ.
Một lý do khác khiến trẻ kém ngon miệng có thể là trẻ đang bị nhiễm bệnh. Khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến vị giác của trẻ.
Trẻ sợ ăn
Trẻ ít có cảm giác ngon miệng, trẻ có biểu hiện lãnh đạm và yếu đuối. Rất ít giao tiếp bằng lời và không bằng lời (như mỉm cười, bi bô, nhìn thẳng vào người đối diện) giữa trẻ và người cho ăn. Đây có thể là bằng chứng về sự không quan tâm đến việc ăn của trẻ.
Có hai loại biếng ăn thường gặp ở trẻ là Biếng ăn sinh lý và Biếng ăn bệnh lý
Với biếng ăn sinh lý thì các mẹ có thể yên tâm vì ở trẻ thông thường cứ vài ba tuần lại có một giai đoạn biếng ăn sinh lý. Nó thường kéo dài 5 -10 ngày sau đó trẻ sẽ lại ăn uống bình thường trở lại. Giai đoạn này hay gặp hơn khi trẻ mọc răng, và 9 tháng – 1 tuổi. Nếu các mẹ quá lo lắng và cố ép trẻ ăn thì sẽ khiến trẻ sợ ăn và lâu dần thành biếng ăn. Các mẹ cần phân biệt được đâu là biếng ăn sinh lý và đâu là biếng ăn bệnh lý. Để có cách chăm sóc trẻ hợp lý.
5 dấu hiệu cảnh báo Trẻ biếng ăn bệnh lý
- Thời gian cho mỗi bữa ăn của bé kéo dài trên 30 phút
- Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn ít hơn so với các bé cùng độ tuổi
- Bé chỉ ăn một vài loại thức ăn nhất định mà không chịu ăn các loại thức ăn khác
- Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn…
- Cân nặng của bé nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn.
Bài viết cùng chủ đề:
- Làm gì khi trẻ biếng ăn
- Dấu hiệu cảnh báo trẻ biếng ăn
- Món ăn dặm hoàn hảo với nước mía khiến trẻ ăn thun thút
- Sai lầm chết người khi cho con uống sữa mẹ không thể bỏ qua
- Mẹo hay thổi bay ngậm cơm cho bé
- 7 món ăn cần tránh khi trẻ bị ho
- Làm gì khi trẻ biếng ăn
Trở thành chuyên gia chăm sóc trẻ không quá khó nếu bạn sở hữu “Cẩm nang chăm sóc trẻ biếng ăn chậm lớn” dưới đây.
Hãy nhanh tay đăng kí để sử lý nhanh nhất tình trạng biếng ăn của con yêu bạn nhé!