Home / TIN TỨC / Con mắc sai phạm nên phạt hay không?

Con mắc sai phạm nên phạt hay không?

 HIỂU CON VÀ RÈN CON 
CON MẮC SAI PHẠM, NÊN HAY KHÔNG NÊN PHẠT?
—-
Trước hết, phải khẳng định rằng việc trẻ mắc sai lầm chưa chắc là điều xấu mà đôi khi đó lại là cơ hội để trẻ có thể học hỏi, phát triển, hoàn thiện nhân cách và bản lĩnh hơn.

Việc các bậc phụ huynh luôn lo lắng cho tương lai của trẻ là điều dĩ nhiên, và đôi khi sự lo lắng đó lại lấn át lí trí để trở thành một động cơ rất cảm tính khiến nhiều bậc cha mẹ vô tình áp đặt lên trẻ, khiến cho trẻ không những không rút ra bài học mà còn nảy sinh tâm lí chống đối, sợ hãi, mất niềm tin. Về lâu về dài, việc này sẽ gây tác động lớn đến nhận thức và sự phát triển của trẻ. Điều đó cũng giống như bạn đặt một cục đá trên đường ray xe lửa vậy, một khi bánh đã trật thì mãi mãi đoàn tàu sẽ lao theo một hướng hoàn toàn khác.

George Bernard Shaw từng nói: “Thành công không nằm ở việc không bao giờ phạm sai lầm, mà nằm ở việc không bao giờ phạm phải cùng một sai lầm tới lần thứ hai”. Thấu hiểu trẻ rồi hướng dẫn và rèn luyện trẻ mới thực sự là điều đúng đắn. Hãy đảm bảo trẻ được “thành công” như vậy.

⚛️Quay lại với câu hỏi chính, nên phạt hay không nên phạt trẻ khi mắc lỗi?

Câu trả lời hiển nhiên là phải phạt. Có thể thay từ “phạt” bằng một cụm từ như là “quan hệ – nguyên nhân – hệ quả”, bất kể hành động gì cũng đem lại một kết quả nào đó, dù tốt dù xấu, thì vô hình chung “phạt” ở đây lại là một hành trang, một món quà tuyệt vời mà bậc Phụ huynh cần trang bị cho trẻ. Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng, hãy “phạt” trẻ thật thông minh chứ đừng lạm dụng “phạt” như là một hình thức răn đe hay giải tỏa cảm xúc, đó là một việc tồi tệ và chỉ đem lại những nuối tiếc. Có tận 1001 cách “Phạt” để khiến trẻ vừa phục lăn ra đất vừa rút ra bài học lại vừa rèn luyện cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ nữa chứ, chưa kể còn có những hình phạt còn gây cười.

Ví dụ như trẻ có vân tay UL, tuýp trẻ rất dễ bị cảm xúc chi phối, và đang trong tình trạng kích động thì bố mẹ có thể phạt bé ngồi một chỗ, để cho bé có không gian riêng để tự bình tĩnh và suy ngẫm lại hành động của mình trước khi bố mẹ quay lại và giảng giải cho bé hiểu. Cách phạt trẻ này không gây tổn thương cho trẻ, lại đánh trúng vào tâm lý, sẽ giúp “ngấm” hơn nhiều so với các hình thức phạt và chắc chắn sẽ hữu ích hơn rất nhiều việc la mắng hay đánh bé.

Có thể nói, việc quan trọng nhất trong việc rèn dạy trẻ là trước tiên mình phải thấu hiểu chính giọt máu của mình. Tùy vào từng hoàn cảnh, từng trường hợp mà các bố các mẹ hãy “phạt” con một cách tỉnh táo và sáng suốt nhé.

Facebook Comments