Home / CHIA SẺ / Cảnh báo 14 dấu hiệu ung thư sớm bố mẹ cần biết để bảo vệ con

Cảnh báo 14 dấu hiệu ung thư sớm bố mẹ cần biết để bảo vệ con

80% bệnh nhân ung thư nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi. Để tăng khả năng sống sót và chữa hết bệnh cho con, bố mẹ nhất định phải nhớ 14 dấu hiệu ung thư sớm để có thể cứu mạng trẻ.
 
1. Thường xuyên chảy máu cam
 
Trẻ có thể bị chảy máu cam do các mạch máu ở phần trước của mũi còn mỏng, dễ bị tổn thương, tình trạng sẽ được khắc phục dần theo độ tuổi trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, 4 hoặc 5 lần mỗi tháng thì điều này có thể là cảnh báo đỏ về bệnh viêm bạch cầu lymphoblastic (ALL), một loại phổ biến nhất của ung thư ở trẻ em.
 
2. Vết trầy xước mãi không lành
 
Những đứa trẻ thường hiếu động, nghịch ngợm nên việc trầy xước tay chân rất hay xảy ra. Nhưng nếu những vết thương đó mãi không lành thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Ngoài ra, những vết loét trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như vết loét trên da, bộ phận sinh dục hoặc âm đạo… mà lâu lành thì phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân nhằm chữa trị kịp thời.
 
3. Phì đại các hạch bạch huyết
 
Lymphoma, một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết của cơ thể, thường bắt đầu với các khối u và triệu chứng gồm sưng ở cổ, nách, háng và bụng – tất cả các vùng nơi hạch bạch huyết cư ngụ.
 
4. Giảm cân không rõ nguyên nhân
 
Trẻ có thể bị giảm cân nếu không được nạp đủ calo hoặc đốt cháy lượng calo nhiều hơn mức bình thường, nhưng khi chúng bắt đầu sút cân một cách nhanh chóng, đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh tiềm ẩn, bao gồm cả ung thư.
 
5. Thở ngắn
 
Thở ngắn hoặc khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ em mà cha mẹ cần đưa các bé đến bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, chiếm gần 40% trong số các loại ung thư trẻ em dễ mắc.
 
6. Sưng phù bất thường
 
Một dấu hiệu khác của ung thư là sự hiện diện của những cục sưng u bất thường, thường ở vùng bụng hoặc chân, tay. Sưng vùng bụng có thể liên quan đến khối u Wilms, ung thư thận xảy ra ở trẻ nhỏ.
 
7. Thay đổi hành vi không giải thích được
 
Khi con của bạn hành xử bất thường, đó có thể cũng là một dấu hiệu cho thấy bất ổn bên trong cơ thể con. Theo chuyên gia ung bướu, đứa trẻ bị ung thư thường có nhiều thay đổi trong tính cách và kết quả học tập.
 
8. Đau đầu, buồn nôn
 
Nhức đầu dai dẳng, buồn nôn cũng là một dấu hiệu liên quan đến khối u trong não. Điều này thường bắt nguồn từ việc gia tăng khối lượng, áp lực trong hộp sọ vì hộp sọ là một cấu trúc xương không thể mở rộng.
 
9. Gặp vấn đề về thị lực
 
Các vấn đề về thị lực như nhìn mờ, nhìn một vật ra hai hoặc mất thị giác… có thể là dấu hiệu liên quan đến khối u trong não. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để loại trừ khả năng bé bị ung thư.
 
10. Co giật
 
Thông thường, co giật xảy ra khi bé bị sốt, thiếu oxy, chấn thương đầu hoặc các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu trẻ bị động kinh không do sốt cao thì phải đứa bé đi kiểm tra sức khỏe ngay vì đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư.
 
11. Đau xương
 
Đau xương cũng được liệt vào danh sách các dấu hiệu ung thư ở trẻ em, thậm chí đôi khi tính đến cả triệu chứng trẻ đi cà nhắc. Cụ thể hơn, điều này có thể là dấu hiệu của neuroblastoma, một khối u ung thư thường xuất hiện ở tuyến thượng thận. Đi kèm với đó là các dấu hiệu sưng đau và những triệu chứng khác tùy thuộc vào vị trí của khối u.
 
12. Mệt mỏi
 
Tình trạng mệt mỏi dai dẳng và yếu ớt ở trẻ là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư bạch huyết Lymphoma. Các xét nghiệm bạch huyết cần được thực hiện để chẩn đoán bệnh này bao gồm: khám sức khỏe, xét nghiệm máu, sinh thiết khối u, sinh thiết tủy xương, X-quang, CT hoặc MRI.
 
13. Sốt không rõ nguyên nhân
 
Nếu con bạn thường xuyên sốt mà không tìm ra nguyên nhân, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư, cụ thể là bệnh bạch cầu. Ung thư bạch cầu khá phổ biến ở trẻ em khi tủy sản xuất quá nhiều tế bào máu trắng chưa trưởng thành.
 
14. Đi tiểu ra máu
 
Khi trẻ có dấu hiệu này, cần nghĩ đến khối u Wilms, một dạng ung thư thận, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi và trở nên ít phổ biến hơn sau khi 5 tuổi.
Facebook Comments