Theo đánh giá của hai chuyên gia quản lý tài chính người Mỹ Brandon Moss (cố vấn của United Capital) và Michael Egan (làm việc tại Egan, Berger & Weiner, LLC) thì mười sai lầm lớn nhất trong quản lý tài chính của người trưởng thành
1. Sai lầm thứ nhất chi tiêu quá nhiều tiền cho đám cưới
Quá nhiều người đang bỏ ra một số tiền lớn vô lý làm một đám cưới linh đình. Chụp những bộ album ảnh cưới đắt tiền để rồi dùng trong 1 ngày và vĩnh viễn cất trong tủ. Hay thậm chí chi tiêu quá nhiều thứ không cần thiết. Egan gợi ý tổ chức đám cưới nhỏ gọn, tiền nên để dành mua nhà. Tốt nhất hãy giảm chi phí đám cưới xuống dưới 5.000 USD (100 triệu đồng).Tất nhiên, đây là sở thích mỗi người. Nếu bạn coi trọng một đám cưới hoành tráng thì bạn nên tiết kiệm tiền cho đám cưới từ sớm. Chứ không nên vay mượn rồi để cả một chặng đường dài phía sau phải nai lưng trả nợ.
2. Sai lầm thứ hai đầu tư quá nhiều vào việc học tập của con
Việc học tập của con bạn là rất quan trọng nhưng theo Egan, ưu tiên số một của mỗi người khi ở tuổi 30 vẫn nên là đầu tư cho lúc nghỉ hưu. Hãy chắc chắn rằng bạn đang chuẩn bị tiền cho giai đoạn nghỉ hưu trước khi chuẩn bị tiền cho con học đại học. Nếu bạn đã chuẩn bị tiền cho về hưu, phần dư thừa bạn có thể lập cho những mục tiêu khác, ví dụ việc học đại học của con.
3. Sai lầm thứ ba là bỏ qua các loại bảo hiểm:
Bảo hiểm nói chung – dù là bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm y tế hay bảo hiểm nhân thọ… thường ít được mọi người quan tâm vì hai lý do: Bảo hiểm thường kéo dài thời gian hơn cần thiết và mọi người thường không nhận được những lời tư vấn phù hợp. Vì thế khi đến tuổi 40, 50 họ mới tiếc vì đã không mua bảo hiểm đúng loại. Và thậm chí còn không kịp trang bị cho mình một giải pháp bảo hiểm nào để rồi còn trẻ bán sức khỏe lấy tiền và khi bước sang tuổi xế chiều thì gom tiền tặng bác sĩ, bệnh viện, lấy tiền để mua sức khỏe. Có một điều chúng ta cần nhớ là ” Đừng bao giờ tự trả bằng tiền túi của mình khi vào bệnh viện. Bạn hoàn toàn có thể bắt người khác trả thay cho bạn và đó là các công ty bảo hiểm. Làm được như vậy thì bạn mới có thể dần dần hết nghèo khó và trở nên giàu có.”
Moss khuyên bạn nên dành thời gian để nghiên cứu các loại hình bảo hiểm cá nhân, nói chuyện với một nhà tư vấn đáng tin cậy.
>> Kinh nghiệm thiết thực cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ
>> Tại sao lại phải “mua” bảo hiểm nhân thọ?
>> Điều kiện cách thức tham gia bảo hiểm nhân thọ
Bỏ qua bảo hiểm là 1 trong 10 sai lầm về tiền bạc mà nhiều người hay mắc ở lứa tuổi 30
4. Sai lầm thứ tư là không nói về tiền bạc khi đã tìm được đối tượng “yêu là cưới”
Thảo luận về ngân quỹ cá nhân cũng như các món đồ cần mua sắm và kế hoạch tài chính với bạn đời tương lai là rất quan trọng. Egan nhận thấy đa số các cặp đôi thường trò chuyện về vấn đề này khá muộn: Cho đến khi họ cùng bàn về tiền nong, họ đã quá gắn bó với nhau đến mức thường bỏ qua nhiều khác biệt lớn về tiền bạc.
Cuộc nói chuyện này phải diễn ra và càng sớm càng tốt. Đầu tiên, bạn phải hiểu được nền tảng tài chính của đối phương, từ đó bạn sẽ hiểu được họ chi tiêu như thế nào. Sau đó, bạn cần nói chuyện về việc bạn muốn tách bạch tiền bạc nếu cả hai cùng làm việc, hoặc nếu gộp chung thì cả hai phải thống nhất cách sử dụng khoản tiền chung như thế nào.
5. Một sai lầm không thể không nhắc tới là việc đầu tư quá nhiều vào những chỗ không phù hợp
Đầu tư là quan trọng nhưng đôi khi những người 30 tuổi đã dùng quá nhiều tiền cho một việc mà quên đi những mục tiêu khác, ví dụ có bao nhiêu tiền đầu tư hết cho làm ăn mà quên dành tiền cho những khoản khác. Moss khuyên mỗi người nên lập nhiều tài khoản tiết kiệm cho những việc cụ thể. Trứng nên chia nhiều giỏ để đảm bảo rủi sẽ không quá lớn nếu xảy ra
6. Sai lầm phổ biến tiếp theo là chi tiêu quá nhiều cho đứa con đầu lòng
CLICK NGAY VÀO NÚT ” ĐĂNG KÝ ” ĐỂ HOÀI NAM TƯ VẤN GIÚP BẠN
Khi đứa con đầu lòng ra đời, các cha mẹ mới lên chức thường có xu hướng chi tiêu quá nhiều cho con từ nôi, cũi đến quần áo, bình sữa, đồ chơi, các phụ kiện…
Ai cũng muốn mang đến cho con mình những thứ tốt nhất, muốn con được thoải mái, nhưng trước hết bạn nên kiểm tra lại ngân sách của mình và xem xét những thứ nào thực sự cần thiết thì hãy mua. Bọn trẻ lớn rất nhanh và đồ dùng sẽ nhanh chóng không còn cơ hội được sử dụng.
>> có nên mua bảo hiểm nhân thọ cho con?
7. Sai lầm lớn tiếp theo là chi tiêu quá nhiều cho xe cộ và chạy đua công nghệ
Egan nhận xét: Mọi người dễ cảm thấy nhàm chán với những chiếc xe cũ, họ muốn đổi xe và vì vậy họ luôn phải chi tiền cho việc này. Tuy nhiên, cũng như đồ high-tech, xe là một tài sản vô cùng mất giá. Bạn không nên đặt quá nhiều tiền vào một món đồ mà sẽ không còn bao nhiêu giá trị sau một số năm nhất định. Egan cho rằng thuê, mua xe đã qua sử dụng thực ra cũng không phải là một ý tưởng tồi.
Cũng không ít người coi việc đổi mới theo đuổi mốt điện thoại là đam mê tuy nhiên có tới 70 % chức năng điện thoại là dư thừa.
8. Nhiều người theo học sau đại học với những lý do sai lầm
Học thạc sĩ, tiến sĩ có thể sẽ khiến bạn thành công hơn trong sự nghiệp, đó là lý do tích cực để bạn móc hầu bao trả tiền cho việc học tiếp, trong trường hợp không kiếm được học bổng.
Eggan cho rằng, việc học tập chắc chắn phải giúp đỡ cho sự nghiệp của bạn. Nếu bạn không biết mình nhắm tới mục tiêu gì sau khi lấy bằng MBA thì việc học là sai lầm. Nếu tấm bằng đó giúp bạn đảm bảo được vị trí mà bạn muốn cho một công việc lâu dài thì đó là lựa chọn hoàn hảo. Ông cũng khuyến cáo nên coi học như một công việc thứ hai, không nên vì đi học mà nghỉ làm, nếu như bạn vẫn có thể đảm nhận cả hai nhiệm vụ một lúc.
9. Hoặc dành quá nhiều thời gian làm việc vì một khoản thu nhập ngắn hạn
Mọi người thường bước vào giai đoạn đỉnh cao của việc kiếm tiền khi ở độ tuổi 35-45, vì thế bạn cần chuẩn bị cho giai đoạn này ngay từ khi 30 tuổi. Moss khuyên không nên nhận một công việc chỉ giúp bạn có nhiều tiền ở thời điểm này, mà nên chọn công việc sẽ giúp kiếm nhiều tiền khi bạn bước vào giai đoạn 35-45 tuổi.
10. Dự đoán mình sẽ có nhiều tiền hơn trong tương lai
“Dù lạc quan là rất tốt nhưng quá lạc quan có thể gây nguy hiểm, đặc biệt trong vấn đề tài chính”, Egan cảnh báo. Mọi người thường cho rằng đến tuổi 40 họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn đáng kể để bào chữa cho việc bội chi trong hiện tại.
Quy tắc là bạn nên chi tiêu ít hơn khả năng kiếm tiền của mình. Egan nhấn mạnh. Ví dụ nếu không đủ tiền mua xe mới, bạn nên mua xe cũ. Số tiền kiếm được, đầu tiên bạn nên dành một phần để tiết kiệm, sau đó chi tiêu với khoản còn lại. Tiếc rằng, đa số mọi người thường làm ngược lại: Họ nghĩ mình sẽ mua cái này cái kia, và khoản tiền thừa mới để tiết kiệm. “Hãy trả tiền cho tương lai trước và đảm bảo rằng cuộc sống của bạn hiện tại là an toàn”, Egan khuyên.
Nguyễn Thị Hoài Nam