Home / CHIA SẺ / 6 cách hạ sốt tự nhiên an toàn cho trẻ

6 cách hạ sốt tự nhiên an toàn cho trẻ

“Sốt” xảy ra khi thân nhiệt cao hơn mức bình thường. Với trẻ khi nhiệt độ cơ thể cao trên 37,5 độ C được xem là trẻ đã bị là sốt. Thông thường, trẻ bị sốt dưới 40 độ C không nguy hiểm, ngoại trừ với trường hợp trẻ có tiền sử bị co giật.

Nguyên nhân gây sốt

• Sốt là một triệu chứng, không phải là bệnh. Nó là phản ứng bình thường của cơ thể trước một sự nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn) nào đó. Sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Hầu hết các cơn sốt (từ 37.8 đến 40 độ C) mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm.
• Các nguyên nhân gây sốt thường từ các bệnh do virus như cảm lạnh hoặc cảm cúm. Một vài nguyên nhân là do bệnh từ vi khuẩn mang lại như viêm họng hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Mọc răng đa số không phải là nguyên nhân gây sốt.

Sốt là hình thức giúp cơ thể chống lại virus vi khuẩn gây bệnh (Ảnh internet)

Sốt bao lâu sẽ hết?

Sốt là hình thức giúp cơ thể chống lại virus vi khuẩn gây bệnh. Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Thông thường, độ nặng nhẹ của sốt không liên quan đến sự nghiêm trọng của bệnh. Hành vi của trẻ mới nói lên trẻ bệnh nặng hay nhẹ. Sốt dưới 40 độ không gây ảnh hưởng kéo dài. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42 độ C.

Chỉ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi con sốt hơn 38,5 độ C

Thông thường, thuốc hạ sốt bắt đầu có tác dụng sau 20 phút, và kéo dài 2 giờ sau khi uống. Thuốc sẽ giúp giảm sốt ở cơ thể xuống từ 1 – 2 độ C.
Nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 38,5 độ C, sau 4-6 tiếng hạ sốt nếu trẻ tiếp tục sốt cao trở lại mới nên uống tiếp. Paracetamol là loại thuốc thông dụng hiện nay để điều trị hạ sốt, giảm đau cho trẻ em và cả người lớn. Thuốc có tên hóa học là Acetaminophene.

Lưu ý với các trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi sốt cao trên 38,5 độ cần cho con đi bệnh viện khám ngay vì trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi bị sốt thân nhiệt có nguy cơ tăng cao rất nhanh và nguy hiểm. Trẻ trên 6 tháng khi đã sốt cao từ 39 độ trở lên cần cho con uống ngay thuốc hạ sốt không nên cho trẻ uống thảo dược theo các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc thảo dược chỉ áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi và sốt dưới 38,5 độ.

Cách hạ sốt cho trẻ bằng thảo dược có hiệu quả cao

Các cách này chỉ áp dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Với trẻ dưới 6 tháng, nên cho trẻ uống thuốc khi trẻ sốt từ 38,5 – 39 độ, trên 39 độ cho con đi khám, dưới 38,5 độ độ trở lên cho an toàn.

Có nhiều cách hạ sốt cho trẻ bằng thảo dược, trên mạng các mẹ tìm đọc là thấy. Trong bài này tổng hợp các cách có hiệu quả cao đã được nhiều mẹ áp dụng và phản hồi rất tốt.

  1. Hạ sốt cho trẻ với chanh

Chanh có khả năng giúp hạ sốt nhanh, vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt, … Ruột chứa nhiều vitamin A, B1, B2, vitamin C, axít citric giúp giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, giảm ho và khan tiếng.

Cách làm: Khi trẻ bị sốt từ 38 – 39 độ, lấy quả chanh để nguyên cả vỏ, cắt làm nhiều lát mỏng sau đó cầm lấy từng lát chanh chà nhẹ nhàng lên giữa trán, ở khủy tay, khủy chân và dọc sống lưng của trẻ.

Chanh giúp hạ sốt hiệu quả (Ảnh internet)

Lưu ý: Không trà chanh vào các chỗ bị trầy xước hay đang nổi ban, nổi sẩy. Chà chanh lên da trẻ có thể gây xót một tí nhưng không sao cả, nếu con nhăn nhó khó chịu, mẹ cứ chà nhẹ nhàng mỗi nơi khoảng 1p phút rồi để yên đó chừng 4-5p mới lau lại bằng khăn ấm.

2. Cho trẻ uống rau húng quế để hạ sốt 

Húng quế ngoài tác dụng trị sổ mũi cho trẻ rất tốt khi kết hợp với tỏi nướng, khi kết hợp với gừng tươi còn có khả năng giúp trẻ hạ sốt khá hiệu quả. Tuy nhiên chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi vị gừng cay không uống được.

Cách làm: dùng 40 lá húng quế xắt nhuyễn, 1 mẫu nhỏ gừng tươi băm nhuyễn (chừng 1 thìa café). Cho cả 2 vào nồi nhỏ đổ 200ml nước vào đun sôi, vặn lửa vừa đun còn lại 80-90ml. Cho trẻ uống 3 lần trong ngày, mỗi lần cho uống thêm vào 1 café mật ong, mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng và uống khi trẻ đang sốt. Uống hết trong ngày không để lại hôm sau.

Lá húng quế rất dễ trồng, nhà có trẻ nhỏ nên trồng 1 chậu nhà khi cần hái dùng ngay sẽ có hiệu quả cao hơn hẳn mua húng quế ngoài chợ, mới hái thảo dược phát huy tính năng cao hơn.

Kết hợp gừng với lá húng quế để giảm sốt (Ảnh internet)

3. Hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm gừng

Trước đây, nhiều người thường kiêng kị việc tắm cho trẻ mỗi khi bị sốt. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh “tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh” nếu trẻ được tắm cho đúng cách. Việc hạ thân nhiệt cho trẻ khi sốt cao để ngăn ngừa tình trạng xảy ra co giật gây biến chứng cho não, trong đó tắm hạ sốt là cách giúp hạ nhiệt cho não rất hiệu quả.

Gừng có tác dụng giữ ấm cơ thể, nhưng không phải vì vậy mà trẻ đang sốt tấm gừng sẽ bị sốt cao hơn. Tắm gừng sẽ giúp cơ thể xuất mồ hôi ra nhanh hơn và giúp trẻ giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi, trẻ nhỏ hơn da còn mỏng dễ bị dị ứng không nên áp dụng.

Cách làm: Giã một củ gừng thật nát, cho vào thố nước sôi, để chừng 15p, sau đó pha nước gừng vào chậu nước ấm để tắm cho con. Chọn chậu tắm sâu lòng để trẻ ngập tới ngực, tắm trẻ trong vài phút và có thể tắm ướt đầu bình thường.

Tắm gừng cho trẻ để hạ sốt (Ảnh internet)

Ngoài ra, áp dụng cách tắm gừng cho trẻ đang bệnh cảm – ho – sổ mũi là cực kỳ quan trọng, sẽ giúp con mau hết bệnh hơn hẳn.

4. Hạ sốt cho trẻ với cỏ nhọ nồi (còn gọi là cỏ mực)

Chị em có thể tìm hái cây nhọ nồi mọc trong vườn nhà hoặc ở các công viên.

Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi hạ sốt rất hiệu quả (Ảnh internet)

Cách làm: Hái 1 nắm nhỏ Cỏ nhọ nồi lấy phần thân cây và lá, bỏ phần hoa với rễ, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng chừng 15-20p. Sau đó giã thật nát, cho vài thìa café nước sôi vào dùng khăn xô lọc kỹ lấy nước cho con uống, có thể cho thêm ít chút đường cho dễ uống. Với trường hợp trẻ bị sốt do viêm họng viêm VA, không cho đường mà cho 1 ít muối vào cho trẻ uống vừa giúp hạ sốt vừa giúp giảm viêm họng cho trẻ (muối có tính sát khuẩn). Giã 1 lần có thể chia làm 2 lần cho con uống, lần cho uống chừng 20-30ml tùy theo trẻ uống được đậm hay nhạt mà mẹ pha loãng hay đặc. Uống làm 2 đến 3 lần trong ngày đều được.

Nếu trẻ không uống được thì lấy 1 nắm tươi rửa sạch, giã nát lấy cả xác và nước cho vào khăn rồi đắp lên trán, và dùng 1 nữa để chà nhẹ nhàng lên các chỗ như nách, bẹn để hạ sốt.

Với trẻ dưới 1 tuổi, cho nhọ nồi đã giã nhuyễn vào nồi nhỏ rồi cho chừng 100ml nước vào đun sôi trong vòng 5-7p còn lại hơn nữa, sau đó để nguội và cho con uống sẽ yên tâm con uống thảo dược không sợ bị lạnh bụng.

Ghi chú:
– Các hình thức hạ sốt trên, nên áp dụng cả 2 cách (vừa uống vừa áp dụng cách tắm hạ sốt cho trẻ hoặc chườm). Dù áp dụng cách nào, khi đã áp dụng xong sau 15- 20p cần đo lại thân nhiệt cho trẻ.
– Nếu con vẫn sốt từ 38,5 độ trở lên lúc ấy cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt.
– Với trẻ có tiền sử co giật khi sốt trên 38 độ cần uống luôn thuốc hạ sốt và không nên cố áp dụng hạ sốt cho con bằng các cách dân gian.

5. Uống thuốc hạ sốt đúng cách và liều lượng ở trẻ

Trẻ sốt dưới 38,5 độ không cần uống thuốc hạ sốt, chỉ cần chườm mát, tắm ngừng, uống thảo dược hạ sốt, mặc đồ thoáng mát, cơn sốt có thể tự giảm. Nhiều bố mẹ khi con sốt hay sốt ruột và cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi chỉ bị sốt nhẹ, nhưng không lưu ý đến việc trẻ nhỏ uống thuốc hạ sốt tùy ý hay vượt quá liều lượng và thời gian cho phép sẽ làm hại gan, ảnh hưởng đến chuyển hóa ở gan.

Paracetamol/thuốc hạ sốt giúp làm hạ thân nhiệt khi cơ thể bị sốt cao, nhưng không giúp làm hạ nhiệt độ khi thân nhiệt chỉ cao hơn bình thường một ít/sốt nhẹ và không có tác dụng chống viêm. Ở trẻ em, liều paracetamol là 10mg đến tối đa là 15mg/kg trọng lượng cơ thể và có thể lặp lại liều như trên sau 4-6 giờ. Thuốc dạng uống hay đặt hậu môn có tác dụng như nhau và liều lượng dùng như nhau.

Ví dụ: trẻ 10kg chỉ uống hay đặt hậu môn liều lượng 100mg, tối đa là 150mg.

Trẻ sốt dưới 40 độ, không nguy hiểm (với trẻ không có tiền sử co giật), bình tĩnh xử trí cho con theo đúng các hướng dẫn trên sẽ giúp con mau hạ sốt hơn.

Chăm sóc trẻ đang sốt
Với mức sốt vừa (38-38,5 độ C), cơ thể trẻ có thể chịu đựng được. Sốt cao trên 40 độ C trong thời gian dài có thể làm bé bị co giật, dẫn đến thiếu oxy não.
Hiện tượng sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi trẻ sốt trên 40 độ C, cơn co giật thường xuất hiện và sẽ mất đi khi thân nhiệt hạ xuống dưới 40 độ C.

Vì vậy, cần nhanh chóng thực hiện các bước sau để giúp bé hạ sốt:
– Cho trẻ uống nhiều nước và bận quần áo thoáng mát: Nước trong cơ thể có thể mất đi trong các cơn sốt từ việc đổ mồ hôi. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mỏng để giúp nhiệt độ giảm nhanh và thoát dễ dàng qua da. Không nên trùm kín, mặc quần áo dày cho trẻ sẽ khiến thân nhiệt bị tăng cao hơn. Trong khi sốt, nếu trẻ cảm thấy lạnh, có biểu hiện da lạnh tái, run rẩy, mẹ hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng.
– Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ.
– Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng.

Cho trẻ uống bù nước khi bị sốt (Ảnh internet)

6. Chườm mát cho trẻ 

Dùng 6 – 7 cái khăn lau nhỏ, một thau nước ấm (được kiểm tra nhiệt độ bằng khuỷu tay, cảm giác ấm), dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trước khi lau mát. Cho bé nằm ngửa, cởi bỏ quần áo, nhúng khăn vào thau, vắt hơi ráo. Đặt 2 khăn ở hỏm nách, ở 2 bẹn, là những nơi có mạch máu lớn, dùng khăn khác lau khắp người bé. Nếu trẻ không chịu nằm yên, nên dùng khăn lau người và lau nhiều lần ở các vị trí trên cho bé. Lau khô người bé và mặc quần áo mỏng, sau 15 – 20 phút lấy lại nhiệt độ xem trẻ đã hạ sốt hẳn chưa

– Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như oresol, nước cam để bù nước cho trẻ.

Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá. Không nên xoa bóp cho bé với rượu (cồn) bởi vì rượu có thể gây ngộ độc.

Nên cho trẻ đi bệnh viện khi rơi vào một trong các trường hợp bên dưới:

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
– Sốt cao 40 độ C và tình hình không được cải thiện sau 1h uống thuốc hạ sốt.
– Trẻ có biểu hiện rất mệt mỏi bất thường (nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nôn ói liên tục, tím tái người).

Nên cho trẻ đi khám tại bệnh viện trong vòng 24h giờ nếu:
– Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi, bị sốt nhiều lần trong ngày, cao hơn 38,5 độ (trừ khi sốt do mũi tiêm ngừa)
– Trẻ bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
– Con đã hết sốt hơn 24 tiếng nhưng sau đó lại bị sốt lại và sốt cao hơn 39 độ

Phòng ngừa và xử lý tình huống sốt gây co giật

– Nếu trẻ sốt cao trên 40 độ, việc trước tiên là con con uống ngay thuốc hạ sốt, nếu con bị nôn ra dù không biết có nôn hết thuốc hay không nhưng sau 30phút mà không thấy dấu hiệu giảm sốt cần dùng tiếp thuốc nhét hậu môn. Nếu trẻ nôn hết nước thuốc vừa uống xong nên dùng thuốc nhét hậu môn cho con.

– Sau đó lau người con bằng nước vừa phải không quá ấm vì trẻ đang sốt cao (nước vừa ấm tay là được), lấy khăn đắp trán, nách và bẹn, liên tục dùng khăn khác thay thế để khăn không bị lạnh trong quá trình chườm mát cho con.

– Trường hợp xảy ra co giật ở trẻ, lấy ngay cái khăn nhỏ (khăn sữa khăn gì cũng được) nhét nhanh vào miệng con và bế dốc con lên để tránh tình trạng dịch tràn vào phổi.

– Đưa trẻ đi bệnh viện nếu trẻ không hạ sốt sau 30 phút – 1h.

– Khi trẻ sốt dưới 40 độ chỉ cần uống thuốc hạ sốt với hàm lượng 10mg/kg. Nhưng với trường hợp trẻ sốt trên 40 độ cần phải uống đến 15mg/kg, trẻ 10 ký uống gói 150mg.

Lưu ý: Dù trẻ đang sốt trên 40 độ, có cho trẻ đi bệnh viện cũng làm ngay các biện pháp giúp con hạ sốt ngay sau khi uống thuốc ngay sau đó rồi mới đưa đi, để tránh nguy cơ trong lúc đi trẻ bị tăng độ nhanh hơn.

Facebook Comments