Trẻ bị viêm mũi, sổ mũi kéo dài nhiều tuần sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa rất khó trị. Bệnh viêm tai giữa còn rất hay bị tái lại và ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ. Với 5 cách đơn giản không tốn tiền bên dưới sẽ giúp trẻ mau hết viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi không cần uống kháng sinh.
1. Cho trẻ uống nước lá húng quế với tỏi nướng
Đây bài thuốc đông dược trị sổ mũi hay và nhanh nhất cho trẻ.
Bài thuốc từ lá húng quế và tỏi nướng
Bước 1: Lấy 10- 15 lá húng quế, rửa sạch, ngâm nước muối loãng chừng 15p cho sạch hẳn.
Bước 2: Nướng 1 lần nửa hay 1/3 củ tỏi cho thơm (tùy củ tỏi lớn hay nhỏ, chừng 3-4 tép tỏi, vừa chín, không bị cháy, không nướng sống quá sẽ hăng khó uống.
P/s: Có thể cho tỏi vào hấp chín trong nồi cơm điện chừng 10p rồi giã lấy nước cũng được. Cách nướng tỏi là để làm giảm mùi hăng và cay của tỏi giúp trẻ dễ uống hơn, nên nướng hay hấp đều có tác dụng như nhau.
Bước 3:
Sau đó, bỏ vỏ tỏi bên ngoài rồi cho lá húng quế vào cùng để nghiền nhuyễn (giã nhuyễn), cho chừng 2 thìa café nước sôi vào, chắt ra, con uống uống ngày 2 lần liên tục 5 ngày đến 1 tuần. Một lần uống là làm như vậy sẽ giúp con giảm và hết sổ mũi rất hiệu quả khi trẻ mới bị mà áp dụng ngay.
Lá húng quế còn gọi là húng chó hay rau quế, thường ăn với phở. Làm lần nào cho trẻ uống hết lần đó, làm 1 lần 10 hay 15 lá húng quế cho 1 lần uống, húng quế là rau thơm rất lành tính không lo quá liều. Trẻ từ 2 tháng trở lên là có thể áp dụng bài này.
2. Thoa dầu cho trẻ
Khi trẻ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, sau lưng vị trí buồng phổi. Nên áp dụng ngay sau khi tắm cho trẻ và các buổi chiều, tối trước khi ngủ.
3. Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
– Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi trẻ đã bị sổ mũi, cần nhỏ mũi cho con ngày 5-6 lần, mới giúp trẻ nhanh hết.
– Khi trẻ chảy nước mũi nhiều cần được húy sạch nước mũi trước khi nhỏ, để nước mũi không bị chảy ngược vào sâu bên trong khoang mũi dẫn đến viêm mũi nặng hơn.
4. Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý pha tinh dầu tỏi
– Có tác dụng kháng viêm, trị viêm mũi rất hay cho trẻ. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm, có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm, … Pha nước tỏi vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ 3-4 lần/ngày, bé sẽ rất mau hết sổ mũi.
– Cách này cực kỳ hiệu quả giúp trẻ giảm và hết sổ mũi nhanh. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi niêm mạc mũi còn rất mỏng chưa thích ứng được cảm giác nóng rát của tỏi. Pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 -3 lần/ngày, bé sẽ rất mau khỏi sổ mũi. Nhưng nhớ phải là rất loãng nha các mẹ.
– Cách làm: Đập dập ½ tép tỏi (tép tỏi nhỏ không phải củ tỏi), cho tép tỏi vào lọ nước muối sinh lý để chừng 1-2 tiếng. Sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, nhỏ cho con trong vòng 3 ngày cần thay lọ khác. Dùng tỏi việt nam coi chừng mua nhầm tỏi trung quốc sẽ không có hiệu quả. Trước khi nhỏ mũi cho con mẹ nên nhỏ thử vào mũi của mình mỗi bên 1 giọt, xem thử có cay nóng không. Nếu cảm thấy cay nóng hẳn và khó chịu, cần đổ bỏ nữa lọ nước tỏi và cho thêm nước muối sinh lý khác vào để làm loãng hơn nồng độ tinh dầu tỏi mới nhỏ cho trẻ. Khi nhỏ lần đầu tiên, chỉ nhỏ 1 giọt cho 1 bên mũi, theo dõi vài giờ xem con có biểu hiện khó chịu không mới nhỏ tiếp ngày 3-4 lần.
Ghi chú: Một số thông tin lưu ý việc không nên dùng nước tỏi pha vào lọ nước muối sinh lý để nhỏ cho trẻ để tránh gây nóng rát, phù nề, bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trường hợp ấy có nguy cơ xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi, hoặc do mẹ đã dùng nhiều tỏi hơn lượng cần thiết. Thực chất, tỏi có khả năng kháng viêm cực tốt, nước tỏi không gây dị ứng nếu mẹ dùng đúng cách đúng liều lượng và chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi sẽ rất hiệu quả.
5. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn
Khi trẻ bị cảm ho sổ mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, sốt virus, … cho thấy lúc ấy sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ đã bị suy yếu giảm. Trẻ bị các bệnh đường hô hấp rất dễ bị tái lại, để hạn chế việc uống kháng sinh thường xuyên sẽ ảnh hưởng đường ruột khiến trẻ mất vị giác, biếng ăn, tiêu hóa và hấp thu kém. Hãy áp dụng các cách đơn giản sau để tăng nhanh sức đề kháng cho trẻ, giúp con mau hết bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe và ngừa tái lại lâu dài.
- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn: Tích cực cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, trẻ đang bệnh mệt mỏi không bú được nhiều, mẹ nên vắt bớt lớp sữa đầu (lớp sữa loãng) chừng 20-30ml để cho con bú được ngay lớp sữa thứ 2 sẽ đặc hơn với nguồn dưỡng chất, kháng thể cung cấp cho trẻ từ sữa mẹ chủ yếu tập trung ở lớp sữa này.
Facebook Comments